Kính thưa toàn thể nhân dân trong toàn xã:

Những năm gần đây, vấn đề ô nhiễm môi trường đang là mối quan tâm của toàn xã hội, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trường ở nông thôn từ chất thải, rác thải trong sinh hoạt hàng ngày. Các loại rác thải sinh hoạt càng ngày càng tăng lên. Đặc biệt rác thải do người dân không có ý thức vứt ra khắp nơi từ đường giao thông nông thôn, ngõ xóm đến kênh, mương, ao hồ, sông... chỗ nào tiện là vứt rác, đổ chất thải sinh hoạt một cách tùy tiện, gây ô nhiễm, mất vệ sinh môi trường;  Nguyên nhân của tình trạng trên là do ý thức bảo vệ môi trường của mọi người không cao. Vấn đề này hiện rất đáng báo động, do mọi người coi việc giữ gìn bảo vệ môi trường không phải là việc của cá nhân mình mà là việc của xã hội. Một vấn đề nữa là đa phần người dân không tự xử lý phân loại rác nên việc chôn lấp, thu gom, xử lý gặp nhiều khó khăn.

Vì vậy để công tác môi trên địa bàn xã xanh - sạch - đẹp không còn tình trạng ôi nhiễm môi trường thì mỗi chúng ta phải thực hiện phân loại rác thải hữu cơ tại hộ gia đình:

1.Phương pháp phân loại, hướng dẫn pha chế phẩm và quy trình xử lý thu gom rác thải sinh hoạt

1.1- Rác hữu cơ dễ phân hủy (đưa vào thùng, hố xử lý rác hữu cơ): cỏ, vỏ rau, củ quả, thức ăn thừa, bã trà, bã cà phê, lá cây…được thu gom cho vào thùng hoặc hố đào để xử lý thành phân bón. Rác có kích thước lớn cần băm, chặt nhỏ để tăng khả năng phân hủy. Thu gom riêng vào thùng chứa rác hoặc hố xử lý dùng 01 thìa cà phê bột chế phẩm EM hòa tan với 1,5 lít nước, cho thêm 01 thìa cà phê đường trắng dùng chai nhựa có đục nhiều lỗ hoặc bình xịt cầm tay để tưới đều dung dịch chế phẩm lên bề mặt rác, sau đó đậy kín nắp; khi rác đã phân hủy thành phân hữu cơ tận dụng làm phân bón hữu cơ cho cây trồng.

1.2. Rác khó phân hủy

          + Rác tái chế: Có thể sử dụng lại nhiều lần hoặc chế biến lại như: Giấy, bìa cát tông, kim loại, vỏ hộp nhựa…được tách và đựng trong túi hoặc thùng đựng riêng bán lại cho cơ sở tái chế.

          + Rác không tái chế: như chất thải xây dựng, đồ thủy tinh vỡ,…được phân loại, đựng trong thùng chứa rác riêng tại gia đình, đưa đến điểm tập kết để xe chuyên dụng đến vận chuyển đưa đi xử lý tại các khu xử lý rác thải tập trung theo quy định.

Lưu ý: Dụng cụ chứa rác là các thùng chuyên dụng hoặc tận dụng các vận dụng có sẵn ở gia đình như thúng, sọt, bao tải, túi vải, thùng nhựa (tôn)…trên mỗi dụng chứa rác có ghi TÊN loại rác được phân loại.

          2.Nội dung tuyên truyền thực hiện phân loại, xử lý rác thải hữu cơ tại hộ gia đình

          Tất cả các thành viên trong các hộ gia đình chấp hành nghiêm quy định về bảo vệ môi trường, với phương châm “sạch nhà-sạch bếp-sạch ngõ; thực hiện tốt khẩu hiệu: “Tiết giảm-Tái sử dụng-Tái chế” để giảm thiểu rác thải ra môi trường.

Không vứt rác ra đường, nơi công cộng và xuống ao, hồ, sông ngòi, kênh mương…Không phát tán khái thải, gây tiếng ồn và tác nhân khác vượt quá tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của cộng đồng dân cư xung quanh.

Tạo thói quen sử dụng dụng cụ dụng cụ hàng hóa thân thiện với môi trường (làn, túi xách…) thay cho việc dùng túi li lông khi đi chợ đểm giảm lượng rác. Tích cực tham gia trồng, chăm sóc và bạo vệ cây xanh.

Đăng ký và thực hiện việc phân loại rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình theo đúng quy trình hướng dẫn.

Tích cực vận động các hộ gia đình tham gia trong cùng khu dân cư nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, phối hợp cùng thực hiện mô hình phân loại rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình, hạn chế chất lượng rác thải ra môi trường.

3. Một số quy định pháp luật về xử lý vi phạm bảo vệ môi trường

3.1.Luật bảo vệ môi trường có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 trong đó có quy định: “…Cơ sở, tổ chức thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có quyền từ chối thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân nếu không phân loại, không sử dụng bao bì đúng quy định”.

3.2 Nghị định số 55/2021/ND-CP, ngày 24/5/2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có hiệu lực từ ngày 10/07/2021. Trong đó có quy định: “ …trường hợp không thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Phạt tiền từ 15-20 triệu đồng đối với hành vi không phân loại, không lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt theo quy định”

Vì một quê hương Việt Hưng XANH – SẠCH –ĐẸP hãy cùng nhau thực hiện mô hình phân loại xử lý rách thải sinh hoạt tại hộ gia đình và bảo vệ môi trường.

   Việt Hưng, ngày 16 tháng 4 năm 2023

                                                                Người viết bài

 

                                                             Nguyễn Thị Chăm